Kéo dài tuyến Metro liên tỉnh Bình Dương – Đồng Nai có khả chi chăng?

Trước những lợi ích về giao thông và kinh tế của việc kéo dài tuyến metro liên tỉnh Bình Dương và Đồng Nai, các cơ quan chức năng và chuyên gia cho rằng kế hoạch này là khả thi song cần xem xét để triển khai hợp lý.

tuyen-metro-noi-binhduong-tphcm

Nhiều ý kiến đồng tình…

Căn cứ quy hoạch điều chỉnh phát triển giao thông vận tải TP HCM đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020 do Thủ tướng phê duyệt, 8 tuyến metro của TP HCM sẽ kết nối với các đô thị vệ tinh trong vùng như Thủ Dầu Một, Biên Hòa, Tân An… Trong đó có việc nghiên cứu đầu tư kéo dài tuyến metro số 1 đến ngã ba chợ Sặt, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.

Thêm nữa, Đồng Nai đã có sẵn quỹ đất để xây tuyến đường sắt đô thị và nhà ga qua khu công nghiệp Biên Hoà 2 nên khối lượng giải phóng mặt bằng của dự án không lớn. Đây là một thuận lợi đáng kể cho tỉnh này. Vì vậy, Ban quản lý đường sắt đô thị TP.HCM rất đồng tình với việc nối tuyến đường sắt đô thị này.

…nhưng cũng cần cân nhắc lại

Căn cứ theo Luật đường sắt, tuyến metro nằm ngoài địa phận TP.HCM nên việc đầu tư tuyến đường sắt qua địa bàn hai địa phương sẽ do Bộ GTVT chủ trì.

Ngoài ra, không thể điều chỉnh vốn đầu tư thêm nữa vì tuyến metro số 1 đã từng được điều chỉnh vốn một lần trước đây. Vậy thì chỉ có thể chuyển đề xuất này thành một dự án đầu tư mới hoàn toàn.

Điều cần thiết là xem xét thời điểm để mang lại hiệu quả cao. Điều này phải đi đôi với việc phát triển đô thị xung quanh trạm metro để thu hút dân cư, tránh tình trạng khan hiếm người sử dụng sẽ gây lãng phí công trình công cộng.
Một điều cần chú ý nữa là giá cả thi công. Cần huy động nguồn vốn và nhà tài trợ tương đối vững để bảo đảm tiến độ thi công xây dựng. Không chỉ vậy, cần học hỏi thêm công nghệ và kinh nghiệm nước ngoài để công trình đạt chất lượng và có giá trị sử dụng lâu dài trong tương lai.