Doanh Nghiệp BĐS dựa vào nguồn vay tín dụng ngân hàng

Hiện nay, để thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển hơn, ngân hàng nhà nước dần tháo bỏ các rào cản đầu tư để tạo môi trường đầu tư tốt cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Tuy nhiên, điều này lại tạo ra tiêu cực khi các doanh nghiệp dần quá phụ thuộc vào nguồn vốn vay tín dụng và vốn huy động từ khách hàng.

Doanh Nghiệp BĐS dựa vào nguồn vay tín dụng ngân hàng

Thực trạng khan hiếm nhà ở “bình dân”

Dân số thành phố Hồ Chí Minh dự kiến đến năm 2020 sẽ đạt con số 12 triệu người, tăng tỉ lệ thuận với nhu cầu nhà ở. Trong số đó, có 20.000 người sống trong điều kiện thấp cần được sớm cải thiện như ở các chung cư cũ hỏng hóc, bên cạnh các kênh rạch ô nhiễm….Nguồn cung nhà dành cho những gia đình có thu nhập trung bình hoặc thấp đang thiếu hụt, trong khi các chủ đầu tư đua nhau vay vốn tín dụng ngân hàng để triển khai những dự án cao cấp. Nhu cầu nhà ở bình dân ngày càng bức thiết, nguồn cung nhà lại ngày một khan hiếm.

Thông tư 36/2014/TT-NHNN , hạn chế tín dụng vào thị trường bất động sản

Ngày 8/3/2016, Ngân hàng Nhà nước có dự thảo phân tích chi tiết và nêu quan điểm về định hướng sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư 36 quy định các giới hạn và tỷ lệ an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Các nhà đầu tư bất động sản bắt đầu mất đi chỗ dựa vững chắc.

Từ đó có thể thấy, thị trường bất động sản 2016 không nên tiếp tục “ngủ quên” trên những “chiến thắng” gặt hái được từ năm 2015 mà việc điều chỉnh và tái cấu trúc đầu tư, kinh doanh là vô cùng cần thiết để thị trường phát triển lành mạnh.

Theo lời giải thích của Ngân hàng nhà nước, quy định mới này sẽ tạo động lực cho ngân hàng thương mại cấp tín dụng trung, dài hạn một cách thận trọng hơn và sàng lọc, lựa chọn cho vay đối với những khách hàng có rủi ro thấp, hiệu quả hoạt động tốt hơn.

Trước mắt, dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 36 vẫn đang trong quá trình nghiên cứu, thảo luận, đánh giá tác động và lấy ý kiến các đối tượng liên quan trong xã hội để hoàn thiện.