Thay đổi quốc tịch nước ngoài có được đứng tên bất động sản ở Việt Nam không?

Lucky Land – Trường hợp

Em muốn hỏi về vấn đề em lấy chồng Singapore. Em muốn nhập quốc tịch Singapore đồng nghĩa với việc em phải từ bỏ quốc tịch Việt Nam vì theo em tìm hiểu thì Singapore không cho phép hai quốc tịch mà phải từ bỏ quốc tịch nước mình mới được phép nhập quốc tịch Singapore. Vậy luật sư cho em hỏi vấn đề về nhà đất sau này của ba mẹ em chia lại cho con cái vậy em có được đứng tên hay không? Vì em đã nhập quốc tịch Singapore rồi. Và về việc mua nhà ở Việt Nam sẽ như thế nào? Em cám ơn ạ.

Trả lời.

Trong trường hợp này, bạn đã trở thành người Việt Nam định cư ở nước ngoài (người từng có quốc tịch Việt Nam) theo định nghĩa của Luật quốc tịch.

Điều kiện được công nhận quyền sở hữu nhà ở đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài là phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam và phải có nhà ở hợp pháp thông qua hình thức mua, thuê mua nhà ở thương mại của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh bất động sản; mua, nhận tặng cho, nhận đổi, nhận thừa kế nhà ở của hộ gia đình, cá nhân; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại được phép bán nền để tự tổ chức xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật.

Khoản 3 Điều 186 Luật đất đai 2013 quy định: “Trường hợp tất cả người nhận thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất đều là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam quy định tại khoản 1 Điều này thì người nhận thừa kế không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng được chuyển nhượng hoặc được tặng cho quyền sử dụng đất thừa kế theo quy định sau đây:

“a) Trong trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì người nhận thừa kế được đứng tên là bên chuyển nhượng trong hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất;

  1. b) Trong trường hợp tặng cho quyền sử dụng đất thì người được tặng cho phải là đối tượng được quy định tại điểm e khoản 1 Điều 179 của Luật này và phù hợp với quy định của pháp luật về nhà ở, trong đó người nhận thừa kế được đứng tên là bên tặng cho trong hợp đồng hoặc văn bản cam kết tặng cho;
  2. c) Trong trường hợp chưa chuyển nhượng hoặc chưa tặng cho quyền sử dụng đất thì người nhận thừa kế hoặc người đại diện có văn bản ủy quyền theo quy định nộp hồ sơ về việc nhận thừa kế tại cơ quan đăng ký đất đai để cập nhật vào Sổ địa chính.

Căn cứ vào điểm c khoản 1, điểm b khoản 2 Điều 159 Luật Nhà ở 2014 thì:

“Điều 159. Đối tượng được sở hữu nhà ở và hình thức sở hữu nhà ở tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài

  1. Đối tượng tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm: c) Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam.
  2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thông qua cá hình thức sau:
  3. b) Mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhờ ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ.”

Và khoản 3 Điều 160 Luật Nhà ở 2014:

“Điều 160. Điều kiện tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam

  1. Đối với cá nhân nước ngoài quy định tại điểm c khoản 1 Điều 159 của Luật này thì phải được nhập cảnh vào Việt Nam và không thuộc diện được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự theo quy định của pháp luật.”

Nếu bạn thỏa mãn những điều kiện được sở hữu nhà của người Việt Nam định cư ở nước ngoài như trên thì căn nhà bố mẹ bạn để lại, bạn vẫn được đứng tên. Cự thể trong trường hợp bạn được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì bạn có thể tiến hành thủ tục đăng ký sang tên quyền sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật và được ghi tên trên Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở; trường hợp ngược lại thì bạn có thể thực hiện thủ tục bán nhà và hưởng số tiền bán nhà đó.

 (Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, Hà Nội)