Nằm tại vị trí trung tâm và là đầu mối của mạng lưới giao thông tuyến đường vành đai 3, kết nối các tỉnh Bình Dương – TP.HCM – Long An – Tây Ninh, trong tương lai không xa, huyện Củ Chi sẽ phát triển thành một trung tâm giao thương, trung chuyển hàng hóa đi khắp cả nước.
Là cửa ngõ giao thương, phát triển công nghiệp của phía Tây Bắc TP.HCM, đồng thời cũng là nơi sầm uất bậc nhất huyện Củ Chi, ngã tư Tân Quy sở hữu mạng lưới giao thông kết nối trung tâm TP.HCM và Bình Dương rất thuận lợi với 3 tuyến đường huyết mạch là Tỉnh Lộ 8, Tỉnh Lộ 15 và Quốc lộ 22.
Bước sang quý II/2019 thị trường BĐS Củ Chi trở nên sôi động với hàng loạt dự án ra đời, theo đó giá BĐS khu vực này tăng mạnh, từ đầu năm 2018 đến nay giá đất tăng từ 30-50%. Các chuyên gia BĐS nhận định mặt bằng giá đất khu vực này sẽ còn tiếp tục thiết lập đỉnh mới.
Huyện Củ Chi được ví như “nàng công chúa ngủ quên”. Tuy nhiên, việc lãnh đạo TP HCM quy hoạch lại hướng phát triển thành phố sang phía Tây đã kéo theo hàng loạt nhà đầu tư lớn như Vingroup, Tuần Châu, Novaland, Đất Xanh,… rót vốn đầu tư, hứa hẹn nơi đây sẽ “lột xác” ngoạn mục trong tương lai gần.
Thông tin đáng chú ý nhất là Tập đoàn Vingroup đã mua 97,7% vốn góp trong Công ty TNHH Đô thị Đại học Quốc tế Berjaya Việt Nam (BVIUT) từ các đối tác Malaysia với tổng giá phí chuyển nhượng là 11.748 tỷ đồng (khoảng hơn 500 triệu USD).
“Chất xúc tác” từ hạ tầng
Theo các chuyên gia kinh tế, không phải ngẫu nhiên, hàng loạt tập đoàn lớn chuyển hướng đầu tư vào khu vực phía Tây Thành Phố Hồ Chí Minh. Việc quy hoạch lại định hướng phát triển từ phía Nam thành phố (quận 7, Nhà Bè) sang khu Tây Bắc là nền móng vững chắc để các doanh nghiệp đón đầu cơ hội đầu tư.
Ông Nguyễn Việt Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Củ Chi, chuyên trách mảng quản lý đô thị, nói rằng địa phương mong muốn tăng cường phối hợp hơn nữa với Sở GTVT cũng như kiến nghị Sở GTVT đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện một loạt dự án, công trình về hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn huyện. Điển hình là dự án đầu tư sửa chữa và nâng cấp hoàn thiện tuyến tỉnh lộ 9, liên tỉnh lộ 15 và tỉnh lộ 8.
Việc điều chỉnh hướng quy hoạch phát triển đô thị chủ đạo này sẽ giúp thành phố ứng phó với tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu, nước biển dâng trong tương lai gần, bởi phần lớn diện tích thành phố nằm ở khu vực thấp, sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP HCM, việc điều chỉnh hướng quy hoạch phát triển đô thị sẽ giúp TP phát triển bền vững…
Theo quy hoạch cuả TP.HCM thì Huyện Củ Chi là đô thị vệ tinh trọng điểm của vùng đô thị Tp.HCM với tứ giác gồm Long An, Tây Ninh, Bình Dương. Đây là những khu vực có hệ thống giao thông kết nối thuận lợi, tập trung đông dân cư và các dịch vụ tiện ích đã tương đối đầy đủ.
Để hiện thực hóa mục tiêu đó, Thành Phố đang dồn lực để đầu tư, nhất là về giao thông và tiện ích phục vụ dân cư. Trong đó, Củ Chi được nhận định sẽ là khu vực tiềm năng bậc nhất để phát triển bất động sản bởi nằm giữa Tp.HCM, Long An, Tây Ninh Và Bình Dương đồng thời là nơi sẽ xây dựng khu đô thị tây bắc nhằm mục đích giãn dân và phát triển kinh tế kết nối với khu vực Tây Nam Bộ.
Đây cũng là lý do khiến Củ Chi được kỳ vọng sẽ sớm trở thành đô thị động lực có mối liên kết chặt chẽ với “hạt nhân” Tp.HCM, đồng thời là đầu mối giao thông quan trọng để giao thương hàng hóa cho cả khu vực phía Nam.