Chia tài sản thừa kế như thế nào?

Lucky Land – Trường Hợp Nhà vợ tôi có 4 người con đều là con gái. Cuối năm 2014 vừa rồi bố vợ tôi mất. Theo lệ thì nhà vợ tôi không có con trai nên toàn bộ đất đai sẽ do chú bác quyết định và mấy chị em của vợ tôi sẽ được mấy chú, bác nhận nuôi mặc dù mẹ vợ tôi còn sống. Vậy cho tôi hỏi theo pháp luật hiện hành thì mẹ vợ tôi có quyền sử dụng đất đai, tài sản mà nhà vợ tôi có như chủ hộ và có quyền hạn gì trong việc quản lý, phân chia tài sản theo ý mình không?

Trước tiên, cần xác định quyền sử dụng đất có mang tên bố mẹ hay không. Thông tin bạn nêu không rõ nên có các trường hợp sau:

Trường hợp 1: Nếu đó là quyền sử dụng đất mang tên bố mẹ bạn thì di sản thừa kế của bố bạn là một phần ngôi nhà và thửa đất trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Do tài sản này được hình thành khi bố bạn còn sống trong thời kỳ hôn nhân với mẹ bạn nên được xác định là tài sản chung vợ chồng.

Nếu bố bạn để lại di chúc sẽ chia theo di chúc. Nếu không để lại di chúc thì chia theo pháp luật. Khối tài sản này sẽ được chia đôi: bố bạn 1/2, mẹ bạn 1/2 tài sản. Do đó, để có thể chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, tài sản khác gắn liền với đất, mẹ bạn và các đồng thừa kế phải làm thủ tục khai nhận hoặc thỏa thuận phân chia di sản thừa kế đối với phần tài sản của bố bạn để lại trong khối tài sản chung vợ chồng.

Theo quy định tại Điều 675, 676 Bộ luật dân sự năm 2005, bố bạn mất không để lại di chúc nên di sản bố bạn để lại được phân chia theo pháp luật cho các đồng thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất (gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết). Do bạn không nói rõ ông bà nội có còn sống người thực hiện việc khai nhận di sản thừa kế sẽ là mẹ bạn và 4 chị em vợ bạn và ông bà. Bạn có thể làm thủ tục khai nhận hoặc thỏa thuận phân chia di sản thừa kế tại bất kỳ tổ chức công chứng nào trên địa bàn nơi có bất động sản.

Hồ sơ khai nhận hoặc thỏa thuận phân chia di sản thừa kế gồm: Phiếu yêu cầu công chứng theo mẫu của cơ quan công chứng nơi tiếp nhận yêu cầu của bạn; sổ đỏ; giấy chứng tử của bố bạn; chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu, đăng ký kết hôn của mẹ bạn với bố bạn; giấy xác nhận tình trạng hôn nhân của mẹ bạn; chứng minh nhân dân; sổ hộ khẩu, giấy khai sinh, sơ yếu lý lịch của 4 người con…

Để chuyển quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà, bạn tiến hành như sau: Văn bản khai nhận thừa kế sẽ thỏa thuận các đồng thừa kế khác sẽ tặng phần di sản được hưởng cho mẹ bạn. Sau khi hoàn thành thủ tục về công chứng đối với di sản do bố bạn để lại và sổ đỏ đã được sang tên cho mẹ bạn (lúc này chỉ có một mình mẹ bạn là chủ sở hữu.

Về thủ tục đăng ký sang tên quyền sở hữu nhà ở:

* Thẩm quyền: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng tài nguyên và môi trường cấp huyện nơi có đất.

* Hồ sơ gồm: Bản chính văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế có công chứng; sổ đỏ; giấy tờ khác (giấy tờ tùy thân, giấy chứng tử…).

Trường hợp 2: Nếu mảnh đất trên đó có nhà là tài sản của ông bà để lại và vẫn mang tên ông bà thì di sản thừa kế mà bố bạn để lại là 1 phần trong khối di sản. Mẹ bạn và các đồng thừa kế khác chỉ được hưởng giá trị phần thừa kế trong phần di sản bố bạn để lại trong khối tài sản chung.